Thành công của “gã khổng lồ” truyền thông toàn cầu Disney đến từ những câu chuyện. Câu chuyện luôn là cốt lõi trong mọi sản phẩm của Disney, từ mỗi nhân vật, bộ phim tới các khu nghỉ dưỡng, khách sạn theo chủ đề.

 
 

Đã bao giờ bạn tự hỏi storytelling (phương thức kể chuyện) liên quan gì với marketing (tiếp thị)? Kể chuyện hấp dẫn là chìa khóa giúp xây dựng thương hiệu thành công và là điểm mấu chốt trong hoạt động marketing của doanh nghiệp. Nói về tiếp thị bằng cách kể chuyện, không ai làm điều này giỏi hơn Disney.

Theo Forbes, Disney trở thành “gã khổng lồ” truyền thông toàn cầu từ những năm đầu của thế kỷ 20. Các kể chuyện của Disney đã khiến thương hiệu này dễ được nhận diện và lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới. Câu chuyện là cốt lõi trong mọi sản phẩm của Disney, từ mỗi nhân vật, bộ phim tới các khu nghỉ dưỡng, khách sạn theo chủ đề.

Cảm hứng của Disney

Điều gì làm nên sự khác biệt của Disney? Là những câu chuyện. Với Disney, những câu chuyện luôn được đặt lên trước sản phẩm.

Bruce I. Jones (Giám đốc kiểm soát chất lượng của Disney Institute) giải thích: Khi bắt đầu vận hành công ty, Walt Disney đã biết chìa khóa thành công của thương hiệu là mối quan hệ tin cậy với khách hàng thông quan việc khơi gợi cảm xúc trong họ. Trong khi hầu hết các công ty bắt đầu từ một sản phẩm và cố gắng xây dựng câu chuyện xung quanh nó, Disney làm ngược lại. “Nhà Chuột” bắt đầu với  một câu chuyện – được kể lại bằng phim - sau đó mới tạo ra các sản phẩm và dịch vụ liên quan.

“Frozen” (Nữ hoàng băng giá) - phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại - là một ví dụ điển hình. Nội dung phim được phát triển dựa trên cảm hứng từ một câu chuyện cổ tích, các nhân vật đáng nhớ và bài nhạc phim dễ “gây nghiện” mang tên “Let It Go”.

Với tình yêu dành cho bộ phim này, “fan” của Disney không ngần ngại chi tiền cho một loạt sản phẩm ăn theo như: đồ chơi, phụ kiện và các bộ trang phục để hoá thân thành các nhân vật trong phim, “hot” nhất là Elsa. Bằng cách đó, Disney đã cho phép người tiêu dùng tận hưởng sự kết nối cảm xúc với câu chuyện theo một cách mới.

Theo New York Times, sau 1 năm kể từ ngày phát hành Frozen phần 1, Disney đã bán được 3 triệu bộ váy công chúa ở thị trường Bắc Mỹ. Sau đó, hãng còn tiếp tục đưa đưa thương hiệu “Frozen” vào các sản phẩm như: các loại nước ép, yogurt, huy hiệu, nước hoa cho bé, dòng sản phẩm chăm sóc răng miệng…

Năm 2015, các sản phẩm ăn theo phim Frozen vẫn bán rất chạy, giúp Disney thu thêm 626 triệu USD lợi nhuận, tăng 46% so với năm trước đó.

Nói về tiếp thị bằng cách kể chuyện, không ai làm điều này giỏi hơn Disney. Ảnh: Fortune

 

Không chỉ đơn giản tạo ra những bộ phim bom tấn, Disney còn mang sắc màu cổ tích đến nhiều công viên và khu nghỉ dưỡng trên thế giới. Những sản phẩm mà Walt Disney tạo ra không phải để dành cho trẻ em mà dành cho những người có nhu cầu được trở về tuổi thơ. Bởi Disney tin trong mỗi con người là một đứa trẻ.

“Tôi không vẽ phim hoạt hình cho trẻ thơ, tôi vẽ phim hoạt hình trong đứa trẻ trong mỗi chúng ta. Tôi gọi đứa trẻ đó là sự ngây thơ. Trong cuộc sống, nếu vì bất cứ lý do nào mà để mất đi sự ngây thơ đó thì thật là đáng tiếc.” - Walt Disney

Dùng chuyện kể để xây dựng thương hiệu

Tiếp thị qua hình thức kể chuyện đang được công nhận là một phần không thể thiếu trong xây dựng hình ảnh thương hiệu. Tạp chí Forbes cho biết, những đội nhóm marketing mạnh nhất sẽ cần có một giám đốc sáng tạo nội dung thương hiệu, tập trung vào việc thúc đẩy cảm xúc của người tiêu dùng thông qua những câu chuyện tiếp thị nội dung.

Bước đầu tiên trong việc sử dụng chuyện kể để tạo ra một thương hiệu đáng tin là phải trung thực. Trung thực trong cung cấp nền tảng vững chắc để xây dựng quan hệ lâu dài, tích cực với khách hàng. Hình thức kể chuyện cũng nên kết hợp giữa thần thoại, sử thi và anh hùng.

Theo Jonah Sachs (đồng sáng lập và Giám đốc kể chuyện của Free Range Studios), tính sử thi, anh hùng ca là chất liệu tạo nên những câu chuyện hấp dẫn.

Thay vì kể lể thương hiệu tuyệt vời ra sao, hãy tạo sự kết nối sâu sắc giữa thương hiệu và khách hàng. Đó mới là chìa khóa thành công. Hãy khiến khách hàng trở thành anh hùng của câu chuyện bằng cách chỉ cho họ cách biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn với sự giúp đỡ của bạn.

Forbes đề nghị thực hiện như sau:

  • Đảm bảo các nhân vật trong truyện sẽ được khán giả yêu thích và cổ vũ khi đối mặt với thử thách. Những nhân vật này có thể là những người đã thực sự đối mặt với các cuộc đấu hoặc là người của khách hàng, sẽ kể chuyện từ quan điểm của họ.
  • Cấu trúc phổ biến gồm: Mở bài, thân bài và kết bài, giống như bất kỳ câu chuyện nào sẽ được kể. Hãy mở đầu câu chuyện bằng một điều gì đó thu hút khán giả. Sau đó, nhắc tới vấn đề chính và xung đột mà nhân vật phải đối mặt ở phần thân bài. Kết bài nên nhắc tới cách nhân vật đã giải quyết vấn đề hoặc xung đột. Kết cấu 3 phần cung cấp cho người đọc chặng đường để khám phá câu chuyện, kết nối cảm xúc với các nhân vật. Điều này sẽ giữ họ ở lại để khám phá thêm.
  • Một cách khác để giữ khách hàng quay trở lại là cho phép mỗi câu chuyện kết thúc câu chuyện trước đó. Giữ một loạt các câu chuyện tiến bộ đáp ứng nhu cầu của khách hàng về thông tin liên quan. Bạn có thể sử dụng teasers hoặc các câu chuyện nhỏ qua mạng xã hội để ngày một thu hút nhiều khán giả hơn.

Thương hiệu với cách kể chuyện thành công

Disney có thể đã dùng chuyện kể để quảng bá thương hiệu trước khi marketing qua hình thức kể chuyện được nhắc đến. Một số công ty khác đã bắt kịp hình thức tiếp thị nội dung này, tận dụng thế mạnh mà internet và công nghệ kỹ thuật số ngày nay mang lại.

Dưới đây là một số ví dụ tuyệt vời về các thương hiệu đã sử dụng chuyện kể như một phương tiện truyền tải thông điệp thương hiệu của họ.

Kickstarter

Những câu chuyện đã làm cho Kickstarter - nền tảng gây quỹ cộng đồng - được biết đến rộng rãi. Chủ nhân của các dự án khởi nghiệp sẽ kể câu chuyện truyền cảm hứng về thương hiệu của mình và kêu gọi đóng góp kinh phí từ cộng động. Người nào ủng hộ dự án thì sẽ quyên góp, giúp đỡ để các nghệ sĩ hiện thực hóa sự sáng tạo của họ và chia sẻ với thế giới.

Theo Hubspot, câu chuyện là phương tiện duy nhất giúp người làm trong lĩnh vực sáng tạo có thể tiếp cận với hàng triệu người ủng hộ. Mỗi chiến dịch gây quỹ được tung ra kèm theo một video “kể” câu chuyện về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án và vì sao người sáng lập cần sự trợ giúp để hiện thực hóa nó.

Google

Là công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới, Google sử dụng chuyện kể theo một số cách khác nhau. Đầu tiên, nó kết nối mọi người với kho thông tin khổng lồ, từ đó giúp những người này tìm hiểu và tạo ra những câu chuyện của riêng họ. Google cũng cho thấy lợi ích các sản phẩm của mình mang lại cho người tiêu dùng và sử d dụng câu chuyện để làm phong phú trải nghiệm của người dùng.

Hubspot

Phương pháp kể chuyện của Hubspot - nền tảng tiếp thị và bán hàng hàng đầu – là sử dụng các câu chuyện thành công. Chúng “đập” vào mắt người dùng mỗi khi truy cập trang web của Hubspot và dẫn họ tới blog của công ty, “nơi” Hubspot sử dụng chuyện kể để tiếp thị sản phẩm và dịch vụ.

Tương lai của tiếp thị

Phương thức kể chuyện liên quan mạnh mẽ đến tiếp thị trong tương lai. Theo báo cáo của Hubspot, thực tế có thế 78% các giám đốc marketing tin rằng hình thức kể chuyện là tương lai của tiếp thị. Ngoài ra, 66% các nhà tiếp thị tin rằng nội dung định hướng thương hiệu tốt hơn nhiều so với các ấn phẩm quảng cáo, thư và PR truyền thống.

Vì phương tiện truyền thông xã hội đã thay đổi cách các công ty tương tác với khách hàng của họ. Ngày nay, sự tương tác này là trực tiếp. Những phương tiện truyền thông khác nhau không còn tách rời mà thành tổng thể gắn kết giúp nhà tiếp thị có thể kể chuyện sinh động, hấp daaxxn hownn.  kể chuyện.

Hình thức kể chuyện rất quan trọng đối với các hoạt động tiếp thị của mọi công ty trong hiện tại và tương lai. Mỗi người, mỗi cấp bậc trong công ty đều cần học các kỹ năng kể chuyện.

Hãy nhớ rằng, khi nói đến câu chuyện và thương hiệu, mục tiêu là tác động được tới nhịp đập trái tim và khơi gợi cảm xúc của khách hàng. Nếu bạn có thể làm điều này, mối quan hệ bạn có với khách hàng sẽ được xây dựng dựa trên kết nối giữa con người với con người, thay vì xây trên các kỹ thuật bán hàng lỗi thời.

Theo Harriet Genever/Liveplan

Bài viết:
Thu Thủy dịch
Ảnh:
Internet
Thiết kế:
Thu Thủy

Hãy cùng chia sẻ để lan tỏa niềm cảm hứng này

 
^ Back to Top